Hoa lài được người dân sử dụng nhiều trong cuộc sống thường ngày. Cây không những đem đến ý nghĩa phong thủy cho gia chủ mà còn nhiều công dụng tuyệt vời nữa. Hãy cùng tôi tìm hiểu rõ hơn về cây hoa lài qua bài viết này nhé.
Đặc điểm nổi bật của cây hoa lài
- Cây có nguồn gốc từ Nepal Ấn Độ sau được du nhập sang các nước Châu Âu và Đông Nam Á. Điển hình như các nước Philipin, Pakistan, Tunisia, Indonesia, Việt Nam.
- Tên gọi khác: hoa nhài, hoa mạt ky, mạt lợi.
- Tên khoa học là Jasminum Sambac
- Thuộc họ cây Oleaceae.
- Thân cây có hình dáng tuyệt đẹp, chiều cao trung bình của thân từ 0,5 đến 3m, cây phân chia nhiều cành nhánh tán lá xòe rộng ra các phía.
- Lá của cây có màu xanh nón, bề mặt lá nhẵn bóng hình trái xoan và bầu dục. Mặt sau của lá có nang lông mềm mại.
- Hoa có màu trắng tinh khôi, các bông hoa được mọc ra từ ngọn. Cánh hoa dày nhỏ nhắn, mỗi bông hoa có từ 6 đến 12 cánh hoa xếp chồng cuốn nhụy ở giữa. Hoa có hương thơm nồng nàn quyến rũ.
- Khi hoa rụng hết có quả xuất hiện, quả màu đen dạng hình cầu bao bọc bởi đài hoa có 2 ngăn.
Công dụng của cây hoa lài
Cây không chỉ có tác dụng trong việc trang trí cây cảnh mà còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người như:
- Điều trị ngăn ngừa ung thư: theo các nhà nghiên cứu loài hoa này có thể ngăn ngừa ung thư. Trong đó có chưa Methyl Jasmonate và Cis- jasmone cùng với các chất kèm theo khác.
- Giảm cholesterol có trong máu: sử dụng hoa để hãm như nước chè uống hàng ngày. Không những thế chúng còn có tác dụng ngăn ngừa các chất béo gây hại cho cơ thể, làm giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch cũng như bệnh đột quỵ.
- Điều trị bênh tiểu đường: các thành phần quan trọng chứa trong các cánh hoa có tác dụng ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.
- Thanh nhiệt, giải độc gan, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Giảm cân và còn có tác dụng giúp chị em phụ nữ đẹp da hơn.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa lài
Cây có cách trồng phức tạp yêu cầu môi trường phù hợp mới có thể phát triển mạnh được.
- Nhiệt độ: mức nhiệt độ phù hợp với cây là từ 20 đến 33 độ, nhiệt độ thấp hơn từ 8 đến 10 độ cây sinh trưởng kém hơn.
- Ánh sáng: cây ưa sáng nên chọn vị trí có ánh sáng chiếu đến, nơi trồng cần thông thoáng, rộng rãi, không bị che bởi bóng cây khác.
- Chọn giống: khâu chọn giống khá quan trọng yêu cầu cây giống phải khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, đất trồng cần tơi xốp. Cho cây vào bình hoặc vị trí phù hợp chỉ sau 20 ngày cành sẽ mọc rễ phát triển mạnh.
- Tưới nước: cây ưa ẩm nên việc tưới nước thường xuyên cho cây là rất cần thiết. Khi cây phát triển cũng cần tưới nhiều nước cho cây hơn nữa.
- Bón phân: bón định kỳ 2 tháng 1 lần để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng nhanh hơn.
- Sâu bệnh: cây dễ mắc bệnh hơn các cây khác chủ yếu là bệnh khô cành chết nhánh. Cần cắt bỏ những cành lá bị sâu bệnh rồi phun thuốc phòng trừ cho cây.
- Cây chịu úng kém nên cần chế độ thoát nước tốt cho cây tránh để cây bị ngập úng lâu dài hỏng rễ dẫn đến chết cây.
- Cắt tỉa: sau mỗi đợt ra hoa nên bấm tỉa cành, cắt các bông hoa tàn, lá vàng, cành khô sâu bệnh. Bón thêm phân vi sinh hoặc phân chuồng hoại mục cho cây để cây sinh trưởng tốt hơn.